Planting, protecting, and sharing: three indispensable links in mangroves conservation

Location: Ha Noi, Viet Nam . 17th Jul 2013

Training and raising awareness for local community will not be enough to make them protect mangroves and environment. The story below has shown that only when the local people are benefited from nature conservation, they will be willing to protect environment.

On a recent trip to Lang Co Lagoon in Thua Thien Hue Province, an MFF small grant project site, I met Nguyen Xuan Vinh who runs a local seafood restaurant.  Right at the start of the project Vinh volunteered to plant two hectares of mangroves.  When asked why, he said: “I remember many rare and precious aquatic species in the lagoon when mangroves were abundant.  But now the mangroves are almost gone and it’s hard to find any such species.  If I can bring them back, it will bring a huge profit to my restaurant, and the only way to do that is to plant mangroves.  Mangroves also help to purify the water better than any modern machine”.  Vinh used the internet to teach himself how to plant mangroves and raise fish and crabs under the mangrove canopy.

At the time, however, the fragmented mangroves in Lang Co were not classified as “forest” but as ”unused” land.  The area was also under the control of the Chan May-Lang Co Economic Zone and any land use change needed to be approved by the zone’s management board.  And since the board prioritized economic development, it turned down Vinh’s plan to plant mangroves.

With funding from MFF, the NGO Center of Community and Research Development (CCRD) worked with local Forest Protection Department (FPD) to survey the mangroves.  The survey showed that mangroves had once covered over 100 hectares of the lagoon but since the 1990s had declined sharply: today only nearly 16 hectares remain.  FPD concluded that it was necessary to add these mangroves to the list of forest areas requiring proper protection and management, which also made it possible to allocate the mangroves to local people.

As a resident of Loan Ly, one of the two villages that were allocated mangroves, Vinh is now allowed to plant mangroves and gain benefits from them.  He raises red snappers (Lutianus erythropterus) and mud crabs (Scylla serrata).  He has invested nearly VND600 million in fish and crab seedlings, a dyke to protect the mangroves against floods, and hiring guards.  He expects to break even in two years.  He can sell 1 kg of red snapper at his restaurant for VND300,000 VND and 1 kg of mud crab for VND150,000.

Vinh is so keen on his fish-crab-mangrove “polyculture” that he’s interested in buying seedlings of rare aquatic species to see how they grow in the mangroves.  He told us that he used to be a timber trader and now wants to do something to compensate for the damage he once caused.  He also said that other fishermen, even oyster culture households, are well aware of the importance of mangroves but often have no alternative to cutting them down.  

If Vinh’s mangrove polyculture model succeeds, other people will pay attention and start doing the same thing.  A lesson from Vinh’s story is that only when people see real benefits from nature conservation will they be willing to protect the environment. In other words, planting, protecting, and benefit sharing are all needed for lasting mangrove conservation, a point made by Ho Trong Cau, Vice-Chair of Phu Loc District People’s Committee, in his opening speech at the community mangrove planting day in Lang Co on March 26, 2013.

Le Thi Thanh Thuy, IUCN Program Assistant and Duong Ngoc Phuoc, CCRD Project Officer

BẢN DỊCH 

Trồng, bảo vệ và chia sẻ lợi ích: ba mắt-xích không thể thiếu trong bảo tồn rừng ngập mặn

Trong một chuyến đi tới Đầm Lăng Cô, Thừa Thiên Huế - địa bàn thực hiện một dự án nhỏ của MFF, chúng tôi đã gặp anh Nguyễn Xuân Vĩnh, chủ một nhà hàng hải sản ở Lăng Cô. Anh Vĩnh đã tự nguyện trồng 2 hec-ta rừng ngập mặn ngay từ những ngày đầu thực hiện dự án. Khi tôi hỏi lý do anh làm việc này, anh giải thích: “anh vẫn còn nhớ trước đây khi còn rừng, có rất nhiều loài thủy sản quý hiếm. Nhưng bây giờ không còn rừng nữa thì rất khó để tìm được những con này. Nếu anh có thể tìm lại được chúng, chắc chắn sẽ bán được rất đắt ở nhà hàng và cách duy nhất làm được điều đó là trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn giúp lọc nước rất tốt mà không có máy móc hiện đại nào có thể làm được”. Từ đó, anh Vĩnh bắt đầu tự tìm hiểu các tài liệu trên mạng về kỹ thuật trồng rừng và nuôi xen ghép cua cá dưới tán rừng ngập mặn.    

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, rừng ngập mặn ở Lăng Cô không được công nhận là “rừng” mà chỉ là đất “chưa sử dụng” do mức độ phân tán cao. Thêm vào đó, khu vực trồng rừng của anh Vĩnh do Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô quản lý và bất cứ hoạt động sử dụng đất nào đều cần được Ban quản lý cho phép. Do Ban quản lý ưu tiên các hoạt động phát triển kinh tế nên kế hoạch trồng rừng ngập mặn của anh Vĩnh đã không được chấp thuận.

Với sự tài trợ của MFF, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (CCRD) đã làm việc với Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế để khảo sát tình trạng rừng ngập mặn ở Lăng Cô. Kết quả khảo sát cho thấy trước đây, đầm Lăng Cô có khoảng hơn 100 hec-ta rừng ngập mặn nhưng từ những năm 1990, diện tích rừng ngập mặn đã suy giảm nhanh chóng và hiện giờ chỉ còn gần 16 hec-ta. Từ đó, Chi cục Lâm nghiệp kết luận cần thiết phải đưa rừng ngập mặn ở Lăng Cô vào phân mục rừng để có các biện pháp quản lý và bảo vệ thích hợp. Đây cũng là cơ sở cho việc giao rừng cho cộng đồng địa phương.  

Với tư cách là một hộ dân của thôn Loan Lý, một trong hai thôn được giao rừng, anh Vĩnh giờ đây đã được phép trồng rừng ngập mặn và thu về những lợi ích từ rừng. Hiện anh đang nuôi cá hồng (Lutianus erythropterus) và cua xanh (Scylla serrata) trong khu vực rừng của mình. Đến nay, anh Vĩnh đã đầu tư gần 600 triệu đồng vào mô hình này, bao gồm tiền mua giống, xây đê bao trống lụt và thuê người trông nom. Anh tin tưởng sẽ có thể hòa vốn chỉ trong vòng hai năm. Một cân cá hồng anh bán tại nhà hàng với giá 300,000 VND và một cân cua xanh có thể bán với giá 150,000 VND.

Anh Vĩnh thực sự rất tâm huyết với mô hình nuôi trồng thủy sản tích hợp trong rừng ngập mặn. Anh sẵn sàng tự bỏ tiền tìm hiểu và mua lại các giống thủy sản quý hiếm trước đây để nuôi trồng trong rừng ngập mặn. Anh tâm sự với chúng tôi rằng, trước đây anh làm nghề buôn bán gỗ và giờ đây muốn làm một điều gì đó có ích để bù đắp lại khoảng thời gian đó. Anh nghĩ là những ngư dân khác trong vùng, kể cả những người nuôi hàu cũng hiểu rõ giá trị của rừng ngập mặn nhưng họ không có sinh kế thay thế nào khác nên buộc phải phá rừng. 

Nếu như mô hình của anh thành công, chắc chắn những người khác cũng sẽ chú ý và bắt đầu làm theo. Một bài học có thể rút ra từ câu chuyện của anh Vĩnh là chỉ khi người dân nhìn thấy được lợi ích thiết thực của họ từ việc bảo tồn thiên nhiên thì họ mới sẵn sàng bảo vệ môi trường. Nói một cách khác, trồng rừng, bảo vệ và chia sẻ lợi ích là những việc không thể thiếu trong bảo tồn rừng ngập mặn, như ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND Huyện Phú Lộc đã chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc Ngày hành động Cộng đồng – trồng rừng ngập mặn tại Lăng Cô vào ngày 26 tháng 3 năm 2013.

Lê Thị Thanh Thủy, Trợ lý chương trình IUCN Việt Nam và Dương Ngọc Phước, Cán bộ dự án, CCRD


Prof. Mai Sy Tuan training local people on mangrove planting techniques

Prof. Mai Sy Tuan training local people on mangrove planting ... , Lang Co, Thua Thien Hue © IUCN Viet Nam , 2013

Related Images

Share this page